Cáp đồng ngầm 24kV 3x70mm2 - LS Vina

Price: 0 VNĐ
Qty: 

Thông tin chi tiết

Cáp điện trung và hạ thế (Low and Medium Voltage Cables)

From 1kV (Um=1.2kV) up to 35kV (Um=40.5kV)

Mã hiệu thiết kế cáp điện gồm các chữ cái mà theo đó có thể nhận biết được các lớp chính trong cấu trúc cáp, bắt đầu bằng chữ “C” (LS Vina)

C         : Cách điện XLPE (Polyethylene)

WS      : Sợi đồng màn chắn

AWA  : Giáp sợi nhôm

WA     : Giáp sợi thép

TA       : Giáp hai băng thép

ATA    : Giáp hai băng nhôm (Cáp đơn)

A         : Vỏ nhôm gợn song

V         : Lớp bọc trong, bọc phân cách hoặc lớp vỏ bọc PVC

E          : Lớp bọc trong, bọc phân cách hoặc lớp vỏ bọc PE

Lưu ý: Đối với cáp lõi nhôm sẽ ký hiệu là “AL” và không có ký hiệu cho lõi đồng.

Ví dụ: 1x95 SQ 6/10kV CWSV: Cáp đơn pha lõi đồng, cách điện XLPE, sợi đồng màn chắn, vỏ bọ PVC

3x95 SQ 6/10kV CVWAV: Cáp 3 pha lõi đồng, cách điện XLPE, băng đồng màn chắn, bọc phân cách PVC, giáp sợi thép mạ kẽm, vỏ bọc PVC

3x95 SQ 6/10kV CVTAV: Cáp 3 pha lõi đồng, cách điện XLPE, băng đồng màn chắn, bọc phân cách PVC, giáp băng hai thép, vỏ bọc PVC

3x95 SQ 6/10kV AL - CVTAV: Cáp 3 pha lõi nhôm, cách điện XLPE, băng đồng màn chắn, bọc phân cách PVC, giáp băng hai thép, vỏ bọc PVC.

YÊU CẦU KỸ THUẬT CÁP NGẦM TRUNG THẾ RUỘT ĐỒNG

(Tài liệu: Bộ tiêu chuẩn kỹ thuật năm 2007 - TCT điện lực Việt Nam – Công ty Điện lực TP Hà Nội)

 

Các tiêu chuẩn áp dụng

IEC 60502      : Cáp điện lực cách điện với chất điện môi rắn bằng phương pháp đùn ép với điện áp định mức từ 1kV đến 30kV – có chống thấm.

IEC 228          : Cáp điện lực - Điện trở dây dẫn.

IEC 230          : Thí nghiệm xung đối với cáp và các phụ kiện khác

IEC 287          : Tính toán dòng điện danh định liên tục cho cáp (Hệ số tải 10%)

 

IEC 232          : Thí nghiệm cáp trong điều kiện đốt cháy; phần 1 thử nghiệm cách điện dọc của dây hoặc cáp

IEC 540          : Các phương pháp thử nghiệm đối với cách điện vỏ bọ, lõi.

 

Thiết kế tổng quát

-Cáp sẽ được chôn trực tiếp trong đất, độ sâu 0.8-1.2m môi trường ngập nước thải công nghiệp, sinh hoạt và nền đất chưa ổn định do đó yêu cầu cáp phải có đặc tính chống thấm nước theo chiều dọc, ngang và chịu được va chạm cơ giới.

Chất bán dẫn, cách điện và màn chắn cách điện phải làm bằng phương pháp đùn ép

-Yêu cầu về chống thấm dọc: Ở dưới và trên lớ màn chắn kim loại phải có lớp băng có đặc tính giãn nở chống thấm khi tiếp xúc với nước.

-Đối với cáp có lõi dạng bện xoắn, phải sử dụng loại bột đặc biệt hoặc băng giãn nở khi tiếp với nước (Bột được đưa vào trong quá trình xoắn)

-Vật liệu dùng để chế tạo băng chống thấm phải có đặc tính cơ và nhiệt phù hợp, phải không chứa thành phần Cellulose và không gây ăn mòn lớp màn chắn.

-Ruột cáp phải là dây dẫn đồng loại nhiều sợi ép tròn vặn xoắn

-Chất cách điện ruột cáp là XLPE hay EPR hoặc tương đương.

-Cáp được thiết kế có lớp bảo vệ để chống được va đập cơ giới ở dưới lớp vỏ bọc ngoài của cáp 3 pha. Lớp bảo vệ này chế tạo từ một vật liệu có tính chất đàn hồi có khả năng ngăn chặn cao nhất các va đập cơ khí ảnh hưởng đến lõi cáp.

-Đối với cáp 1 - Lớp bảo vệ chống va đập cơ giới - Dùng vật liệu PHI từ tính.

-Lớp vỏ bọc ngoài bằng nhựa PE hoặc PVC.

-Tiết diện màn đồng: Màn đồng của cáp được chế tạo bằng các dây đồng nhỏ ghép lại, tổng cộng tiết diện của các sợi dây đồng này là tiết diện của màn đồng, màn đồng của cáp có tiết diện:

            +Tiết diện 16mm2 đối với cáp tiết diện tới 120mmm2

            + Tiết diện 25mm2 đối với cáp tiết diện từ 150mmm2 tới 300mm2

            + Tiết diện 35mm2 đối với cáp tiết diện từ 400mmm2 tới 500mm2

Product Category

Visitors Counter

Hôm nay:
Hôm qua:
Trong tuần:
Tuần trước:
Trong tháng:
Tháng trước:
Tất cả:
900
1383
2283
8110713
2283
28141
8121211